Vì sao Man City chơi tốt hơn khi không có tiền đạo?

“Số 9 ảo” không còn là vị trí mới lạ trong bóng đá nhưng dưới tay của Pep Guardiola, ông đưa vai trò này lên một đẳng cấp khác tại Man City. Vào đêm nay, một lần nữa nó sẽ được kiểm chứng trước PSG.

Vì sao Man City chơi tốt hơn khi không có tiền đạo?

Ở trận lượt đi, Man City lội ngược dòng đánh bại PSG ngay trên sân khách khi không dùng bất cứ một tiền đạo thực thụ nào. Thậm chí, Pep chỉ dùng 1 quyền thay người và cả Aguero lẫn Jesus đều không được vào sân.

Vì sao Man City chơi tốt hơn khi không có tiền đạo?

Nhưng Man City vẫn thi đấu xuất sắc và áp đảo hoàn toàn đội chủ nhà trong hiệp 2. Họ tạo được vô số cơ hội và nếu chắt chiu hơn, tỉ số đã không chỉ dừng lại ở 2-1.

Trong trận đấu đó, người thường xuyên đứng cao nhất đội hình Man City là Kevin de Bruyne – một tiền vệ trung tâm thuần túy. Nhưng vào đến tay Pep, không còn khái niệm “thuần túy” nữa. Mọi cá nhân đều có thể được cải tạo để trở nên đa dụng hơn. Đó là ý tưởng căn bản của sự tiến hóa “số 9 ảo”.

Chính Pep chứ không ai khác đưa vai trò “số 9 ảo” trở lại với thực chiến và thành công. Mùa 2010/11, “số 9 ảo” của Pep là Messi, với đỉnh cao là chiến thắng 3-1 trước Man United trong trận chung kết Champions League. Đấy là một đỉnh cao của Pep.

Nhưng với City bây giờ, Pep thậm chí đã trèo cao hơn. Messi xét cho cùng vẫn là một tiền đạo, anh toàn năng khi có thể làm tốt từ vai trò “số 10” tới tiền đạo cánh phải nhưng kỹ năng dứt điểm là của một sát thủ chính hiệu.

Đến với hiện tại, “số 9 ảo” trong tay Pep đã chuyển dịch sang những tiền vệ trung tâm hoặc tiền vệ công, đơn cử như De Bruyne, Bernardo Silva và Foden. Ilkay Gundogan cũng được bắt gặp không ít lần đứng cao nhất trong hệ thống của City nhưng anh được Pep hướng đến hình mẫu tiền vệ trung tâm xâm nhập vòng cấm của Frank Lampard.

Riêng với De Bruyne, anh từng tự nhận mình là một “số 8 tự do” trong hệ thống 4-3-3 tại Man City nhưng giờ đã biến chuyển hoàn toàn thành “số 9 ảo”.

Nhìn chung, Pep cố gắng tạo ra sự ảo diệu trong cách sắp xếp nhân sự và vận dụng chiến thuật. Sẽ không đối thủ nào đoán được “số 9 ảo” của City trong trận đấu tới sẽ là ai khi dường như mọi cầu thủ trên hàng công đều đảm nhiệm tốt. Thậm chí, khi De Bruyne và Silva cùng có mặt trên sân, họ thường xuyên thay phiên làm “số 9 ảo” và tiền vệ trung tâm thứ 3.

Sơ đồ 4-4-2 truyền thống vào tay Pep sẽ biến thành 4-4-2-0 (hoặc 4-2-4-0). Nhìn rất phức tạp nhưng ở đây, mấu chốt là Pep sẽ cố gắng nhét thêm một tiền vệ nữa vào khu vực trước vòng cấm đối thủ. Man City sẽ đánh bại đối thủ ở khu vực này trước rồi dùng sự tuần hoàn luân chuyển bóng để tiến dần vào vòng cấm. Lúc này, sự thiếu hụt một nhân tố luôn thường trực trong khu cấm địa sẽ được lấp đầy bằng chính những tiền vệ di chuyển vào.

"Mọi phân tích nhận định trận đấu chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi chuyên cung cấp tin thể thao cập nhật hằng ngày cho độc giả"