Tư vấn hướng dẫn phòng tránh sinh non cho bà bầu

Theo nghiên cứu từ trang dinh duong cho ba bau trong những tháng cuối thai kỳ, mẹ sẽ cảm nhận được các cơn gò tử cung. Đây là lúc mẹ nên cẩn thận, đề phòng sinh non.
Những cơn gò cứng bụng là hiện tượng khá phổ biến khi mang thai, hiện tượng này thường xảy ra từ cuối quý 2 đến quý 3 thai kỳ nhưng cũng có mẹ sẽ cảm nhận được rất sớm ngay từ tuần 12 trở đi. Gò bụng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng mẹ phải nhớ, khi thấy cơn gò bụng thì “đừng dại” làm những việc dưới đây nếu không muốn sinh non.


Kiểm soát cân nặng
Trọng lượng cơ thể tăng trong mức độ vừa vặn cũng là một nhân tố ổn định trong thời kỳ mang thai, giúp tránh được sinh non. Trọng lượng cơ thể quá nhẹ hoặc quá nặng đều dễ dẫn đến sinh non. Sau khi mang bầu, cố gắng khống chế cơ thể tăng trong vòng từ 12-15 kg là được.

Xem thêm: Cách cho trẻ sơ sinh bú không bị sặc sữa
Kiểm tra định kỳ
Kiểm tra thai nhi định kỳ có thể hiểu rõ tình trạng sức khỏe và các chỉ số cơ thể trong thời kỳ mang thai. Đồng thời bác sỹ sẽ căn cứ vào tình trạng mang thai để tư vấn và đưa ra cách xử lý thích hợp nhất cho bà bầu. Các bà bầu không nên cho rằng cơ thể mình mạnh khỏe, không có bất cứ vấn đề gì khác thường thì không kiểm tra định kỳ theo thời gian bác sỹ đã định. Khi có cơn đau và co thắt cũng không nên vì công việc bận rộn mà phải chịu đựng, làm chậm quá trình kiểm tra, nhất định phải nhanh chóng kịp thời đi khám bác sỹ, tránh trường hợp xấu nhất xảy ra.
Nhịn tiểu
Mẹ bầu lưu ý khi cảm thấy bụng gò cứng mà lại buồn tiểu thì nên đi tiểu ngay. Nhịn tiểu sẽ khiến bàng quang bị căng, lấn diện tích sang tử cung khiến cơn gò kéo dài hơn.
Hầu hết các cơn gò tử cung là hoàn toàn bình thường, không gây nguy hiểm cho bà bầu và sẽ hết trong vài phút. Tuy nhiên, nếu gặp trường hợp cơn gò đi cùng các dấu hiệu lạ như đau tức ngực, khó thở, đau chân, đau đầu, mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra.
Ngoài ra, khi cơn gò diễn ra theo chu kỳ, dần tăng lên, kéo dài hơn và tần suất dồn dập hơn thì có khả năng bé đang “đòi” ra. Nếu thấy kèm các dấu hiệu khác như rỉ ối thì mẹ có thể đến bệnh viện chuẩn bị đón con được rồi.
Vận động thích hợp
Thông thường, thời gian mang thai nên vận động nhẹ nhàng để duy trì thể lực và cơ lực. Các bà bầu trước khi mang thai có thói quen tập thể dục, trong khi mang thai nên duy trì thói quen này, thời gian, cường độ vận động tùy thuộc vào lực có thể của mình để định đoạt, tuy nhiên cần tránh quá mạnh và cố gắng tập hết sức. Các bà mẹ bình thường không có thói quen tập thể thao thì nên ra ngoài đi tản bộ ở gần nhà vào buổi tối sau khi ăn cơm.