Mẹ bầu tháng thứ 7 cần lưu ý gì về dinh dưỡng

Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 7

Tại thời điểm này, cơ thể bạn đã tăng thêm từ 7-9 kg. Trong giai đoạn này, bé đang phát triển hàng tỷ tế bào thần kinh não và trong cơ thể tăng cường một khối lượng mỡ đáng kể để chuẩn bị cho cuộc sống ở thế giới bên ngoài. Những điều nên tránh khi mang thai tháng thứ 7 chính là tránh ăn thực phẩm sống/ mặn.

Dinh duong cho ba bau khi mang thai là mối quan tâm của nhiều mẹ bầu. Thai phụ cần tuyệt đối không ăn các thực phẩm tái chín, gỏi sống sẽ ẩn chứa nhiều nguy cơ gây bệnh và ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Mang thai tháng thứ 7 nên ăn gì hay mang thai bất cứ tháng nào cũng cần “ăn chín uống sôi” để bảo vệ cho bản thân và cả thai nhi. Bạn cũng nên thường xuyên kiểm soát lượng muối trong khẩu phần vì ăn nhiều muối vì dễ gây tăng huyết áp. Hạn chế các món chứa nhiều muối như xúc xích, lạp xưởng, thịt hun khói…

Đặc biệt, mẹ bầu cần tránh xa các chất kích thích. Hút thuốc/ngửi khói thuốc hay uống rượu/uống café liều lượng cao đều gây hại đến thai nhi. Hút thuốc lá hoặc hít thờ không khí có khói thuốc lá có thể gây đẻ thiếu cân, ảnh hưởng đến phổi, hệ hô hấp. Rượu có thể gây ngộ độc thai nhi. Uống café quá liều lượng cho phép cũng ảnh hưởng đến sự phát triển não của trẻ. Bên cạnh đó, mang thai tháng thứ 7 bạn nên tránh uống nước có gas hay các loại nước giải khát có đường quá nhiều để không mắc tiểu đường thai kỳ.

XEm thêm: Cách cho con bú không bị sặc sữa

– Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, ăn cá chứa dầu (cá hồi, cá ngừ hay cá thu) dồi dào axit béo omega 3 giúp phát triển bộ não thai nhi và đặc biệt, có ảnh hưởng đến chỉ số IQ của bé trong tương lai.

Vì thế, ăn đủ lượng cá chứa dầu là điều quan trọng. Bạn có thể ăn khoảng 2 phần cá chứa dầu mỗi tuần; nhưng nếu bạn không chịu được mùi vị của chúng thì dùng viên bổ sung cá chứa dầu theo chỉ dẫn của bác sĩ là lựa chọn hợp lý.

– Thời điểm này, thai phụ mỗi ngày nên ăn từ 4 – 5 lần, nhưng mỗi lần ăn không nên ăn quá no, giúp cho việc hấp thụ dinh dưỡng trong cơ thể dễ dàng hơn và bụng không phải mang theo lượng thức ăn quá lớn gây mệt nhọc.

– Giai đoạn này bà bầu cũng nên chú ý uống nhiều nước để chất thải bài tiết ra ngoài một cách thuận lợi, giúp giảm sưng phù. Ít ăn muối có thể giảm phù, nhưng không phải là kỵ muối.

Quá ít muối sẽ làm cho thai phụ chán ăn, mệt mỏi, khi nghiêm trọng còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Cần tăng cường các loại vitamin như A, B, B1, B2, C, E, D…
Chế độ ăn uống cho bà bầu tháng thứ 7 cần cung cấp vừa đủ lượng mỡ, các bà mẹ khi nấu ăn nên dùng dầu thực vật để đảm bảo lượng dàu vừa phải và không gây béo phì. Một số loại dầu bà bầu nên bổ sung khi nấu ăn như dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng, dầu rau cải… hoặc bạn có thể ăn trực tiếp lạc hoặc vừng để cung cấp lượng mỡ… Đồng thời bổ sung nhiều loại cá có chứa axit béo omega 3, giúp não thai nhi phát triển tốt cũng như tăng tỉ số IQ của bé sau này.
+ Bà bầu nên chia 3 bữa ăn chính thành 6 bữa ăn nhỏ, việc ăn uống từ từ và điều độ sẽ giúp cho việc hấp thự dinh dưỡng vào cơ thể thuận lợi hơn. Ngoài ra, tháng 7 bụng các bà bầu cũng nặng nề, nên việc ăn quá no trong 1 bữa ăn sẽ khiến bụng mang một lượng thức ăn quá nhiều, khiến bà bầu mệt nhọc hơn.
+ Bổ sung sữa để cung cấp dinh dưỡng cho mẹ và canxi cho bé, các bà mẹ nên uống sữa dành riêng cho bà bầu, lựa chọn sữa có nguồn góc, xuất xứ rõ ràng đảm bảo sức khỏe bà bầu là trên hết. Việc bổ sung sữa sẽ góp phần vào quá trình xương bé phát triển nhanh và cứng cáp hơn.
+ Ngoài ra, bà bầu mang thai tháng thứ 7 nên ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin, sắt, chất đạm… như trái cây, rau có màu xanh đậm, trái cây tươi, thịt, cá. Giai đoạn này một số bà bầu thường bị táo bón vì thế mà cung cấp lượng nước là điều hết sức quan trọng hoặc có thể ăn nhiều thực phẩm có chất xơ.